Categories: HỌC

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về ngành nghề này. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh nhé.

Mục Lục

1. Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Nhiều bạn trẻ hiện nay đang thắc mắc không biết Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh là gì? Ngành Điều dưỡng là một ngành riêng biệt và có nhiều chuyên ngành khác nhau như chuyên ngành Hộ sinh, chuyên ngành chăm sóc và Điều dưỡng đa khoa. Theo đó, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh còn có tên gọi khác là Y tá Hộ sinh.

Họ là những người chuyên chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh. Công việc chủ yếu của họ là tư vấn những vấn đề trước khi sinh, sau khi sinh đối với các thai phụ, nhằm giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Vai trò của người điều dưỡng hộ sinh rất quan trọng, họ là người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Công cuộc sinh nở của sản phụ có dễ dàng hay không, tay nghề của nữ hộ sinh là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh hay Y tá Hộ sinh thực chất cũng chỉ là một. Để trở thành người làm việc chuyên về Hộ sinh, các bạn có thể gắn bó, theo học tại các trường đào tạo lĩnh vực y dược. Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện từ Trung ương cho đến địa phương. Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm các phòng siêu âm tư nhân, các phòng khám chữa bệnh tư nhân hoặc đi xuất khẩu theo diện lao động ngành y tế tại nước ngoài.

2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

Tùy vào vị trí và đơn vị công tác mà mỗi người sẽ có các nhiệm vụ và công việc cụ thể khác nhau. Dưới đây là các nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng Hộ sinh.

  • Chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh: Tiếp đón, tiến hành thăm khám, nhận định tình trạng sức khỏe và xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng. Sau đó lên kế hoạch, theo dõi và tư vấn tình hình sức khỏe cho người bệnh rồi tiến hành điều trị.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ thì các Điều dưỡng Hộ sinh còn đảm nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cả cộng đồng. Từ đó họ nắm chắc được tình hình để phòng tránh các trường hợp bị bệnh xấu xảy ra. Với nhiệm vụ này, công việc của họ là lập kế hoạch, giám sát và đánh giá từng trường hợp đối tượng: sản phụ không sinh ở nhà, sản phụ giai đoạn sau sinh tại nhà…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Trong trường hợp sản phụ và trẻ sơ sinh xảy ra những diễn biến đột ngột thì các Điều dưỡng Hộ sinh cần phải sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Do đó, họ cần phải có kiến thức dự phòng biết tổ chức, lập kế hoạch đề phòng xảy ra những trường hợp cần sơ cứu, cấp cứu đặc biệt.
  • Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tổ chức, lập kế hoạch, đánh giá nhu cầu cần giáo dục, chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Đồng thời thực hiện lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe gia đình…
  • Phối hợp với bác sĩ điều trị: Điều dưỡng Hộ sinh còn phối hợp với các bác sĩ trong quá trình điều trị chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, tổ chức nhập viện, chuyển khoa, khám bệnh, trị bệnh… Bên cạnh đó họ còn quản lý phòng bệnh, dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình điều trị…
  • Bảo vệ thực hiện quyền của người bệnh: Họ còn thực hiện quyền, biện hộ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh tham gia dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp: Thực hiện đào tạo và huấn luyện cho thực tập sinh theo sự phân công của cấp trên. Ngoài ra, họ cũng có thể tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo, cải tiến phương pháp chăm sóc người bệnh, mẹ và bé.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

3. Tiêu chuẩn chức danh Hộ sinh hạng IV

Hiện nay, Hộ sinh được chia thành 3 loại hạng như sau: Nữ hộ sinh hạng II, Nữ hộ sinh hạng III, Nữ hộ sinh hạng IV với các tiêu chuẩn đào tạo khác nhau. Để trở thành một Hộ sinh hạng IV, bạn cần phải đạt các tiêu chuẩn dưới đây.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

  • Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành Hộ sinh;
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh.
  • Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
  • Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn có nhiều bạn đã hiểu rõ hơn về Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh là gì và các nhiệm vụ chính của ngành này.

Tổng hợp

Rate this post
hotvteen

Share
Published by
hotvteen

Recent Posts

Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 8 dễ hiểu

Cân bằng phương trình hóa học là điều quan trọng trong môn Hóa. Biết được…

4 tháng ago

Chọn khối cấp 3 và ngành nghề tương ứng phù hợp hot nhất

Chọn khối cấp 3 và ngành nghề tương ứng rất quan trọng bởi nó quyết…

4 tháng ago

Các trường cấp 3 ở Hà Nội chất lượng đào tạo tốt nhất

Cấp 3 là tiền đề quan trọng cho các em học sinh khi bước vào…

4 tháng ago

Tìm hiểu cấp 3 lớp nào khó nhất và bí quyết học tốt các môn

Cấp 3 là chương trình học rất quan trọng để giúp các bạn vào được…

4 tháng ago

Rớt cấp 3 thì làm gì để có hướng đi tốt nhất?

Rớt cấp 3 thì làm gì là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn. Cấp…

4 tháng ago

Giải đáp không có bằng cấp 3 thì làm nghề gì?

Không có bằng cấp 3 không có nghĩa là tất cả các cánh cửa khép…

4 tháng ago