Từ xưa, cây dứa dại được nhiều người biết đến và sử dụng như một loại thuốc dược liệu. Ngoài việc sử dụng để sắc uống thì người còn dùng ngâm rượu. Vậy dứa rừng ngâm rượu có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe và ngâm như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi vào bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Tác dụng của quả dứa dại ngâm rượu
Trong đông y quả dứa dại có vị ngọt, tính bình do đó nó có các tác dụng như:
- Ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ. Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường
- Bồi bổ sức khỏe thể trạng cơ thể
- Chữa phù thũng, đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi, sỏi thận
Ngoài ra quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp mới bị và một số ít thể viêm gan mãn.
Do đó việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận.
Xem thêm:
Dứa rừng ngâm rượu như thế nào?
Cách 1: Ngâm rượu dứa rừng tươi
Bước 1. Quả dứa sau khi mua về cạo sạch phần gai cứng bên ngoài. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Bước 2. Bổ dứa thành từng miếng, có thể bổ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Với những quả chín có thể dùng tay tách từng miếng múi ra.
Bước 3. Cho dứa và rượu vào bình đạy nắp thật kín. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, ngâm tối thiểu 2-3 tháng mới có thể sử dụng.
Với cách làm này ngâm rượu dứa rừng được thực hiện rất nhanh, chỉ mất thời gian chờ đợi, không mất thời gian trong quá trình sơ chế.
Cách 2: Ngâm rượu chuối rừng khô
Bước 1: Quả tươi sau khi mua về cũng dùng dao cạo hết phần vỏ cứng ở bên ngoài, sau đó đem rứa sạch và để ráo nước.
Bước 2. Dùng tay tách từng múi dứa. Vì những quả dứa chín tách rất dễ
Bước 3. Dứa sau khi đã tách sẽ đem phơi nắng to từ 10-15 ngày. Hoặc bạn có thể mang đi sấy khô.
Bước 4. Sau khi thấy dứa đã khô thì cho lên chảo nóng xao đều tay trong khoảng 10 phút sau cùng bắt ra để nguội.
Bước 5. Cho dứa rừng và rượu vào bình ngâm, đậy nắp kín và bảo quản rượu giống bước 1.
Rượu ngâm dứa dại theo cách thứ 2 sẽ mất thời gia chờ dứa khô hơn. Tuy nhiên với cách ngâm thứ 2 được đánh giá ngon, ngọt và thơm hơn cách 1. Dựa vào điều kiện thời gian hoặc kinh tế mà chọn cách ngâm rượu phù hợp.
Một số lưu ý khi ngâm rượu dứa rừng
Các bước tiến hành ngâm rượu dứa rừng rất đơn giản, ai cũng có thể tự tay thực hiện tại nhà. Tuy vậy để có bình rượu ngon và chất lượng cần lưu ý:
- Rượu ngâm phải là rượu ngon, nồng độ cồn không quá cao cũng không quá thấp
- Dứa rừng phải tươi ngon không bị hỏng, dập
- Bình ngâm rượu dứa rừng phải là bình thủy tinh hoặc gốm sứ
- Quá trình ủ rượu phải đảm bảo nắp bình đạy kín. Bình được đặt ở nơi sạch sẽ và thoáng mát tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hỏng rượu
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn được phần nào về công dụng cũng như cách ngâm rượu dứa rừng theo 2 cách chuẩn nhất. Chúc bạn thực hiện thành công và thật nhiều sức khỏe.