Hiện nay, tại Việt Nam đã có khá nhiều mạng xã hội ra đời như Biztime, VietnamTa, Hahalolo… nhưng chưa nhận được sự ủng hộ của người dùng Việt. Ngày 23/7 công ty cổ phần công nghệ Gapo phát triển và vận hành mạng cho ra mắt mạng xã hội Gapo made in Việt Nam với sologan “mạng xã hội dành cho giới trẻ”.
Mục Lục
Mạng xã hội Gapo là gì?
Mạng xã hội (MXH) Gapo(www.gapo.vn) cũng có các chức năng cơ bản như các mạng xã hội khác, cho phép người dùng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến. Do đó, người dùng MXH Gapo có thể tương tác với nhau thông qua những tính năng như: đăng bài, bình luận, chia sẻ hay bộc lộ cảm xúc, tương tự một số mạng xã hội quen thuộc như: Facebook, Instagram,…
Xem thêm: ứng dụng Tiktok là gì
Được biết, MXH Gapo được phát triển bởi Công ty cổ phần công nghệ GAapo, đồng thời nhận được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng từ quỹ đầu tư G-Captital.
Có thông tin cho rằng, cụm từ GAPO có ý nghĩa là:
“G là gặp gỡ, giao lưu, giải trí
A: an toàn
P: phong cách
O: 1 cách chơi chữ, là chữ viết tắt của từ Không: không khoảng cách, không giới hạn.”
Nhưng cũng có thông tin lại cho rằng, cụm từ Gapo mang ý nghĩa:
“GAP: Gặp
O: Online hay Không?”
Khi ghép lại 2 vế câu, ta sẽ được cụm từ là Gặp không? hay Gặp Online.
Song, dù mang ý nghĩa như thế nào, thì đều có thể hiểu rằng, Gapo tựu chung lại là nơi mà bạn có thể gặp gỡ, giao lưu, giải trí với bạn bè, người thân và những người bạn mới trong một môi trường an toàn, văn minh.
Gapo có gì đặc biệt để cạnh tranh với Facebook?
Ông Hà Trung Kiên, Tổng Giám Đốc, Đồng sáng lập mạng xã hội Gapo cho biết, điểm đặc biệt của MXH này là Gapo tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Theo đó, nếu như khi sử dụng Facebook, người dùng sẽ phải sử dụng nguyên giao diện đã được mặc định sẵn thì đối với Gapo, sẽ có rất nhiều tùy chọn khác nhau để trang trí ‘ngôi nhà của mình’ trên Gapo, điều này có nghĩa là, giao diện trang cá nhân sẽ hoàn toàn được tự thiết kế theo phong cách riêng tùy thuộc vào sự sáng tạo và thẩm mỹ của từng người, được thể hiện thông qua hình nền, màu sắc trang cá nhân,…
Trong giai đoạn sử dụng, người dùng còn được sử dụng thêm video, âm nhạc hoặc các dạng hình ảnh tương tác khác trong trang cá nhân để làm nên sự khác biệt. Có thể thấy, sự khác biệt này của Gapo khá giống với Blog360 từng ‘nổi đình nổi đám’ những năm 2000.
Tuy nhiên, Gapo dường như đã tăng tốc sau khởi đầu vấp váp. Vào ngày 15/9, mạng xã hội này đã tổ chức sự kiện cán mốc 2 triệu người dùng với đông đảo khách mời là các nghệ sĩ, KOL nổi tiếng và ông Hà Trung Kiên, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Gapo.
Không chỉ vậy, Gapo cho biết nhiều nghệ sĩ cũng chọn họ làm kênh phát hành sản phẩm mới như ca sĩ Bích Phương, Hoàng Thùy Linh, Ngô Kiến Huy…
Tính đến giữa tháng 12, không rõ mạng xã hội trên đã thu hút bao nhiêu người dùng và có thể hoàn thành mục tiêu cán đích 3 triệu người dùng vào đầu năm 2020 hay không.
Tuy nhiên, chỉ tính riêng trên CH Play, Gapo đã thu về hơn 1 triệu lượt tải ứng dụng.
Ghi nhận một lượt trên trang web và ứng dụng của Gapo có thể thấy lượt tương tác của các bài đăng khá cao. Trung bình, một bài đăng của tài khoản cá nhân hoặc Fanpage có lượt tương tác khoảng 500, bên cạnh hàng chục đến hàng trăm lượt bình luận.
Do vậy, nhiều người vẫn hy vọng rằng, mạng xã hội Gapo sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ để trở thành một sân chơi lớn cho người Việt.