Cũng như các ngành Y học hiện đại, Y học cổ truyền hiện đang là ngành hot, được khá nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy, ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Các tố chất để theo học Y học cổ truyền là gì? Kính mời quý độc giả cùng đọc bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền hay còn có cái tên khác là Đông y. Đây là ngành Y học xuất hiện nhiều tại phương Đông, đặc biệt là ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Dựa theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành trên nền tảng triết học cổ đại, lý luận Đông Y dần được ra đời. Chỉ khi các yếu tố Âm Dương và Ngũ Hành được cân bằng, cơ thể khi đó mới khỏe mạnh. Việc chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền chính là để cân bằng các yếu tố đó.
Không chỉ dừng lại ở Âm Dương – Ngũ Hành, ngành Y học cổ truyền Việt Nam còn bao gồm khá nhiều nhân tố khác như học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng hay học thuyết Thiên Nhân hợp nhất.
Y học cổ truyền học những gì?
Được biết, các phương pháp để ngành Đông y chẩn bệnh là: văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng của các bệnh nhân, vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan).
Các phương pháp chữa bệnh của Đông y có thể kể đến như châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, bấm huyệt, uống thuốc,… Nhìn chung, đội ngũ Y bác sĩ ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo cụ thể các kỹ năng và kiến thức thuốc bắc, thuốc nam,… để hồi phục và chữa bệnh cho các bệnh nhân. Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện đại là ngành Y học cổ truyền học mấy năm?
2. Y học cổ truyền học mấy năm?
Sinh viên ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Để trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền, một sinh viên sẽ phải theo học 6 năm trước khi ra trường. Cũng như nhiều ngành Y học hiện đại khác, để theo đuổi ngành Y học cổ truyền, các bạn cần phải có tình yêu thương con người bao la vô bờ bến, phải có tấm lòng nhân hậu sắc son.
Chưa dừng lại ở đó, các học viên ngành Y Dược cổ truyền cần phải nỗ lực phấn đấu, làm việc chăm chỉ và luôn cố gắng vươn lên. Ngoài ra, các bạn cần tự tìm tòi, tự nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức. Các bạn cũng cần rèn luyện đức tính cần mẫn, tỉ mỉ nếu muốn trở thành một Bác sĩ Y dược cổ truyền thực thụ.
Được biết, ngành Y học hiện đại cũng như Y học cổ truyền có thời gian đào tạo là tương đương nhau. Dẫu vậy, chương trình đào tạo của ngành Y Dược cổ truyền sẽ nhiều hơn 1 chút khi các bạn phải học 350 đơn vị học trình. Về phía các sinh viên ngành Y học hiện đại, các bạn ấy chỉ học tối đa 320 đơn vị học trình.
Đối với các môn quan trọng như bệnh học Y học hiện đại, giải phẫu sinh lý Y học hiện đại, giải phẫu sinh lý Y học cổ truyền hay bệnh học Y học cổ truyền,… các sinh viên gần như chắc chắn sẽ phải học 2 lần để củng cố kiến thức của mình. Ngoài các kiến thức Y học cổ truyền, các sinh viên sẽ được bồi dưỡng thêm các kiến thức về Y đa khoa. Nhìn chung, câu chuyện ngành Y học cổ truyền học mấy năm gần như đã được giải quyết.
3. Những tố chất để có thể theo học ngành Y dược cổ truyền
Như đã nói, một sinh viên ngành Y dược cổ truyền cần sở hữu tấm lòng từ bi, luôn luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc tới các bệnh nhân. Ngành Y Dược cổ truyền được xem là một trong những ngành nghề rất cao quý tại Việt Nam. Chính ông cha ta từ xưa đã khẳng định rằng: “Thầy thuốc như mẹ hiền”, “lương y như từ mẫu”,… để nói về tấm lòng nhân hậu, luôn luôn muốn chữa trị, cứu giúp các bệnh nhân của những người lương y, thầy thuốc tài ba.
Và để có thể trở thành một Bác sĩ Đông y tài năng, các sinh viên Y học cổ truyền cần phấn đấu, cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa. Các bạn cần giao tiếp tốt, biết cách tạo độ tin cậy và phong thái cần cởi mở hơn. Chính những kỹ năng này sẽ giúp các bạn bản lĩnh hơn, tự tin hơn để sau này có thể ra trường làm việc.
Y học cổ truyền học mấy năm? Các tố chất để theo học Y học cổ truyền
Ngoài ra, một sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền cần có khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi các vị thuốc, các bài thuốc dân gian để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, từ đó nâng cao khả năng tự tổ chức công việc. Và trên hết, các bạn cần sở hữu sức khỏe, thần kinh “thép” thì mới có thể theo đuổi ngành này một cách kiên trì và lâu dài. Và để có thể theo đuổi ngành Y dược cổ truyền, các thí sinh cần phải học tốt các môn Toán – Hóa – Sinh, đây là những môn mà bất cứ các trường Đại học Y Dược nào cũng tuyển sinh.
4. Vấn đề việc làm của sinh viên Y học cổ truyền sau khi ra trường
Vấn đề sinh viên Y học cổ truyền học mấy năm cũng đã được giải quyết. Các thí sinh cũng quan tâm rất lớn tới chủ đề việc làm sau khi ra trường. Sau khi ra trường, các sinh viên ngành Y Dược cổ truyền hoàn toàn có thể hoàn thành xuất sắc công việc được giao ở các bệnh viện cổ truyền, cơ sở y tế từ địa phương cho đến Trung ương.
Nếu không làm cho các các bệnh viện nhà nước, các sinh viên Y Dược cổ truyền sau khi ra trường có thể tự mở phòng khám tư nhân, tự điều trị ngay tại nhà mình. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được bởi khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn sinh viên đã được truyền đạt, tiếp nhận các kiến thức cực chất về việc bốc thuốc, kê đơn, điện châm, châm cứu, bấm huyệt,… Ngoài ra, một cử nhân Y Dược cổ truyền cũng có thể tham gia tổ chức công tác phòng bệnh, tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe, cấp cứu người bệnh,… ngay tại các cơ sở y tế địa phương.
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng ngày càng được tăng cao, cần nhiều nguồn lực nên các sinh viên ngành Y Dược cổ truyền không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm ngay sau khi ra trường. So với các ngành Y học hiện đại khác, cơ hội việc làm của ngành Y dược cổ truyền là không hề kém cạnh.
Trên đây là toàn bộ bài viết của tác giả về các vấn đề như Y học cổ truyền học mấy năm, các tố chất để theo học Y học cổ truyền, việc làm ngành Y học cổ truyền sau khi ra trường,… nhằm cung cấp các thông tin khách quan nhất tới bạn đọc. Giúp các thí sinh đam mê ngành Y học cổ truyền có thêm những góc nhìn đa chiều về ngành này. Và để theo học ngành Y Dược cổ truyền, các thí sinh có thể chọn trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để có thể gửi gắm ước mơ của mình.