Rượu ba kích được biết đến là thần dược cho sức khỏe đặc biệt là tốt cho sinh lý của các đáng mày râu. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu ba kích chuẩn thơm ngon nhất.
Mục Lục
1. Ngâm rượu ba kích uống có tác dụng gì?
Trước khi tiến hành cách ngâm rượu, chúng ta điểm qua một số tác dụng tốt của việc ngâm rượu ba kích uống như sau:
Đây là một thần dược cho phái mạnh giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, rất tốt cho sức khỏe sinh sản của đàn ông.
Giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn, bổ máu, kiện gân cốt cho nam giới.
Người sử dụng rượu ba kích điều độ giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, sức khỏe tốt hơn, điều hòa huyết áp.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp, đau lưng, tê mỏi chân tay, đầu gối, phong thấp.
Ngâm rượu ba kích uống giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý, rối loạn cương dương, hay bị mộng tinh. Đồng thời rượu ba kích cũng hỗ trợ điều trị người bị vô sinh hoặc suy nhược thể lực.
Đối với phụ nữ khi dùng rượu ba kích có thể giúp giảm tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hay cảm lạnh.
Cách ngâm rượu ba kích
2. Cách ngâm rượu ba kích chuẩn nhất
2.1 Chuẩn bị các nguyên liệu
Lựa chọn ba kích: số lượng 1 – 2 kg (ba kích rừng, ba kích tự trồng hoặc ba kích khô):
- Ba kích rừng: kích thước nhỏ, sần sùi, thuộc dòng hiếm khó tìm kiếm, giá thành khá đắt;
- Ba kích tự trồng: củ ba kích có kích thước to đều, tròn trị, mọng nước và bắt mắt hơn;
- Ba kích phơi khô: lời khuyên là không nên dùng vì không còn đảm bảo đủ chất tốt, bên cạnh đó nhiều ba kích phơi khô trà trộn các loại nguyên liệu khác, không tốt cho sức khỏe.
Lựa chọn rượu ngon: ưu tiên lựa chọn rượu nếp có nồng độ từ 40 – 50 độ sẽ cho rượu thơm ngon hơn (1 kg ba kích tương ứng 2 – 3 lít rượu).
Lựa chọn bình ngâm rượu: lựa chọn bình thủy tinh hoặc chum sành để đảm bảo sự thơm ngon của rượu, không nên lựa chọn loại bình nhựa vì sẽ làm rượu biến chất.
Cách ngâm rượu ba kích tím hay cách ngâm rượu ba kích trắng đều có cách thực hiện giống nhau.
Cách sơ chế ba kích tươi ngâm rượu
➤ Xem thêm: Tìm hiểu rượu ba kích có tác dụng gì có tốt hay không?
2.2 Cách sơ chế ba kích tươi ngâm rượu
Rửa sạch toàn bộ số lượng ba kích, chải sạch đất cát còn bám ở phần rễ.
Sau khi ráo nước, dùng tay rút sạch phần lõi bên trong rễ. Cần đặc biệt lưu ý bước này, cần phải rút lõi rễ bởi trong phần lõi có chất gây kích ứng tim tập nhanh, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
2.3 Cách ngâm ba kích với rượu
Sau khi đã tách riêng biệt phần thịt của củ ba kích, cho toàn bộ vào trong bình thủy tinh, đổ rượu vào trong bình theo tỷ lệ 1 kg ba kích tươi tương ứng 2 – 3 lít rượu. Sau đó đậy kín lại, bảo quản nơi khô thoáng, mát mẻ, khoảng 4 – 5 tháng là có thể sử dụng được.
Ba kích ngâm một thời gian sẽ chuyển dần sang màu tím, bởi lúc này rượu đã ngấm dần. Khi ngâm được khoảng 2 tháng có thể lấy đũa đảo đều lên giúp rượu ngấm đều màu, rồi tiếp tục ngâm tiếp.
Còn cách ngâm rượu ba kích khô có khác biệt hơn một chút. Cần lựa chọn nơi bán sản phẩm uy tín, sạch sẽ, đảm bảo nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Trước khi ngâm ba kích khô cần sao khoảng 15 phút, sau để để nguội rồi mới bắt đầu ngâm cùng với rượu (1 kg ba kích khô tương ứng 8 – 9 lít rượu).
Cách ngâm rượu ba kích tím
Hiện nay, cách ngâm rượu ba kích tím được nhiều người sử dụng nhiều hơn cả. Nhiều người còn tiến hành hạ thổ dưới đất khoảng 30 đến 40 ngày nữa để uống bảo đảm rượu được thơm ngon hơn.
Để sử dụng rượu ba kích hiệu quả nhất, lời khuyên là mỗi người chỉ nên dùng từ 100 – 150ml, không nên quá lạm dụng tránh bị phản tác dụng.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích như nào chuẩn thơm ngon. Chúc các bạn thực hiện thành công.